Tại sao giới trẻ lại thích và ưa chuộng xăm hình

Theo quan điểm của người Việt, xăm hình vốn không phải là một nét văn hoá được tất cả mọi người chấp nhận, cho dù đây là một loại hình nghệ thuật ở phương Tây, thể hiện tính cách, sở thích của mỗi người.

Giới trẻ Việt ngày nay đã không còn quá xa lạ với những hình xăm lớn nhỏ, đầy màu sắc ở trên cơ thể. Đặc biệt, họ cũng tôn trọng những người xăm mình, bởi sau mỗi hình xăm không chỉ thể hiện cá tính riêng mà nó còn ẩn chứa một câu chuyện chỉ người trong cuộc mới hiểu.


Xăm hình trở thành một "thú vui" của giới trẻ. (Ảnh: Pinterest)

Câu chuyện của những "kẻ" xăm hình

Trong một chương trình truyền hình, MC Trấn Thành đã chia sẻ về "định kiến với vẻ bề ngoài" khi đứng bên cạnh anh là một thí sinh xăm trổ đầy mình: "Đâu phải ai rảnh đi cầm cái bình mực ịn đầy lên trên mặt của mình? Dạ không có. Mỗi một cái hình ảnh này nó liên quan đến một câu chuyện trong đời của người ta. Xăm đau không quý vị? Đau? Đau chi? Để nhớ! Người ra phải để ký ức tồn tại trên da thịt của người ta, để nhìn lại tôi đã từng trải qua những cột mốc nào trong cuộc đời. Nên chúng ta đừng vội đánh giá một cái gì cả, hãy cảm nhận người ta từ bên trong, đó mới là linh hồn thật sự của con người".

Những người xăm mình họ chẳng sai khi lựa chọn cách này để ghi lại kỷ niệm, ký ức về một người, một sự việc đã xảy ra với họ trong quá khứ, ở hiện tại và trong tương lai. Hình xăm một khi đã được đưa lên người thì sẽ rất khó xoá, đó cũng chính là lý do để thể hiện rằng nó đã từng hoặc đang và sẽ rất quan trọng trong cuộc đời của họ.

Xăm hình: Nét văn hoá "khó chấp nhận"?

Trong mắt của những người thuộc thế hệ đi trước, xăm hình dường như là một thứ gì đó có vẻ "kỳ quặc", và thường cho đó là những người có lối sống ăn chơi, hư hỏng. Những người có hình xăm thường được nhìn bằng một con mắt không mấy thiện cảm và thái độ "bằng mặt mà không bằng lòng". 

Điều này cũng không khó hiểu khi văn hoá của người Việt xưa vốn đã theo thuần phong mỹ tục và được rèn giũa bằng những lời chỉ dạy gia giáo, nề nếp. Tuy nhiên xăm mình liệu có xấu xí và đáng dè bỉu như người lớn vẫn đánh giá?


Hình xăm lớn thường được nam giới ưa chuộng. (Ảnh: Pinterest)

Khác với thế hệ đi trước, thế hệ trẻ ngày nay coi xăm mình như một nét nghệ thuật thể hiện cá tính, con người và sở thích của bản thân. Rất dễ để bắt gặp một bạn trẻ có hình xăm chi chít trên cánh tay, bắp chân hay thậm chí là trên mặt. Ngay đến cả con gái thời nay cũng coi hình xăm như một nét đẹp riêng, chấm phá bằng đôi ba dòng chữ nhỏ trên ngón tay, cánh tay hoặc ở một vài bộ phận khác trên cơ thể.

Nếu trước kia, hình xăm luôn để lại màu mực phai xấu xí thì nay, "nghệ nhân xăm" đã biết cách lựa chọn loại mực, màu mực để giữ tuổi thọ của hình xăm được lâu hơn. Cũng theo thời gian và xu hướng của giới trẻ, nhiều kiểu xăm mới xuất hiện để thoả mãn nhu cầu làm đẹp của giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau mỗi hình xăm không chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân để khiến mình nổi bật giữa đám đông mà đôi khi nó còn là câu chuyện chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Ý nghĩa đằng sau những hình xăm "không hư hỏng"

Như bạn đã thấy, giới trẻ ngày nay đa phần đều có cho mình một hình xăm ý nghĩa. Nó có thể gắn liền với gia đình, người thân, bạn bè, người yêu..., hay thậm chí chỉ đơn giản là một câu châm ngôn ý nghĩa và giúp cho người xăm có thêm niềm tin vào cuộc sống. Nói vậy không phải chứng minh rằng những người không xăm thì không có niềm tin, có thể đơn giản hiểu rằng họ chưa tìm ra một hình xăm ý nghĩa với mình, nhưng rồi đến một lúc nào đó, không sớm thì muộn, họ rồi sẽ có.


Những hình xăm trong dự án "Mảnh ghép thế giới". (Ảnh: momondo)

Hay như hình xăm thể hiện ý nghĩa cộng đồng của nhóm người đến từ 61 quốc gia trên toàn thế giới, để hưởng ứng cho nghệ thuật "Mảnh ghép thế giới", 61 người này đều có một hình xăm ở phía sau lưng, không ai giống ai. Thế nhưng khi họ đứng cạnh nhau, những hình xăm này đã tạo thành bức tranh liền mạch. "Nghệ nhân xăm" Mo Ganji muốn thể hiện rằng thế giới này sẽ không thể tách rời nếu chúng ta kết nối lại với nhau. Và chính dự án này đã là một minh chứng cho thấy xăm mình không hề xấu, trái lại nó còn mang theo thông điệp ý nghĩa, lan toả đến toàn thế giới. Bạn có nghĩ như vậy không?

Xăm hình đang trở nên quen thuộc với giới trẻ ngày nay, còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về những hình xăm?

Tại sao giới trẻ lại thích và ưa chuộng xăm hình

Tại sao giới trẻ lại thích và ưa chuộng xăm hình

Theo quan điểm của người Việt, xăm hình vốn không phải là một nét văn hoá được tất cả mọi người chấp nhận, cho dù đây là một loại hình nghệ thuật ở phương Tây, thể hiện tính cách, sở thích của mỗi người.

Giới trẻ Việt ngày nay đã không còn quá xa lạ với những hình xăm lớn nhỏ, đầy màu sắc ở trên cơ thể. Đặc biệt, họ cũng tôn trọng những người xăm mình, bởi sau mỗi hình xăm không chỉ thể hiện cá tính riêng mà nó còn ẩn chứa một câu chuyện chỉ người trong cuộc mới hiểu.


Xăm hình trở thành một "thú vui" của giới trẻ. (Ảnh: Pinterest)

Câu chuyện của những "kẻ" xăm hình

Trong một chương trình truyền hình, MC Trấn Thành đã chia sẻ về "định kiến với vẻ bề ngoài" khi đứng bên cạnh anh là một thí sinh xăm trổ đầy mình: "Đâu phải ai rảnh đi cầm cái bình mực ịn đầy lên trên mặt của mình? Dạ không có. Mỗi một cái hình ảnh này nó liên quan đến một câu chuyện trong đời của người ta. Xăm đau không quý vị? Đau? Đau chi? Để nhớ! Người ra phải để ký ức tồn tại trên da thịt của người ta, để nhìn lại tôi đã từng trải qua những cột mốc nào trong cuộc đời. Nên chúng ta đừng vội đánh giá một cái gì cả, hãy cảm nhận người ta từ bên trong, đó mới là linh hồn thật sự của con người".

Những người xăm mình họ chẳng sai khi lựa chọn cách này để ghi lại kỷ niệm, ký ức về một người, một sự việc đã xảy ra với họ trong quá khứ, ở hiện tại và trong tương lai. Hình xăm một khi đã được đưa lên người thì sẽ rất khó xoá, đó cũng chính là lý do để thể hiện rằng nó đã từng hoặc đang và sẽ rất quan trọng trong cuộc đời của họ.

Xăm hình: Nét văn hoá "khó chấp nhận"?

Trong mắt của những người thuộc thế hệ đi trước, xăm hình dường như là một thứ gì đó có vẻ "kỳ quặc", và thường cho đó là những người có lối sống ăn chơi, hư hỏng. Những người có hình xăm thường được nhìn bằng một con mắt không mấy thiện cảm và thái độ "bằng mặt mà không bằng lòng". 

Điều này cũng không khó hiểu khi văn hoá của người Việt xưa vốn đã theo thuần phong mỹ tục và được rèn giũa bằng những lời chỉ dạy gia giáo, nề nếp. Tuy nhiên xăm mình liệu có xấu xí và đáng dè bỉu như người lớn vẫn đánh giá?


Hình xăm lớn thường được nam giới ưa chuộng. (Ảnh: Pinterest)

Khác với thế hệ đi trước, thế hệ trẻ ngày nay coi xăm mình như một nét nghệ thuật thể hiện cá tính, con người và sở thích của bản thân. Rất dễ để bắt gặp một bạn trẻ có hình xăm chi chít trên cánh tay, bắp chân hay thậm chí là trên mặt. Ngay đến cả con gái thời nay cũng coi hình xăm như một nét đẹp riêng, chấm phá bằng đôi ba dòng chữ nhỏ trên ngón tay, cánh tay hoặc ở một vài bộ phận khác trên cơ thể.

Nếu trước kia, hình xăm luôn để lại màu mực phai xấu xí thì nay, "nghệ nhân xăm" đã biết cách lựa chọn loại mực, màu mực để giữ tuổi thọ của hình xăm được lâu hơn. Cũng theo thời gian và xu hướng của giới trẻ, nhiều kiểu xăm mới xuất hiện để thoả mãn nhu cầu làm đẹp của giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau mỗi hình xăm không chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân để khiến mình nổi bật giữa đám đông mà đôi khi nó còn là câu chuyện chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Ý nghĩa đằng sau những hình xăm "không hư hỏng"

Như bạn đã thấy, giới trẻ ngày nay đa phần đều có cho mình một hình xăm ý nghĩa. Nó có thể gắn liền với gia đình, người thân, bạn bè, người yêu..., hay thậm chí chỉ đơn giản là một câu châm ngôn ý nghĩa và giúp cho người xăm có thêm niềm tin vào cuộc sống. Nói vậy không phải chứng minh rằng những người không xăm thì không có niềm tin, có thể đơn giản hiểu rằng họ chưa tìm ra một hình xăm ý nghĩa với mình, nhưng rồi đến một lúc nào đó, không sớm thì muộn, họ rồi sẽ có.


Những hình xăm trong dự án "Mảnh ghép thế giới". (Ảnh: momondo)

Hay như hình xăm thể hiện ý nghĩa cộng đồng của nhóm người đến từ 61 quốc gia trên toàn thế giới, để hưởng ứng cho nghệ thuật "Mảnh ghép thế giới", 61 người này đều có một hình xăm ở phía sau lưng, không ai giống ai. Thế nhưng khi họ đứng cạnh nhau, những hình xăm này đã tạo thành bức tranh liền mạch. "Nghệ nhân xăm" Mo Ganji muốn thể hiện rằng thế giới này sẽ không thể tách rời nếu chúng ta kết nối lại với nhau. Và chính dự án này đã là một minh chứng cho thấy xăm mình không hề xấu, trái lại nó còn mang theo thông điệp ý nghĩa, lan toả đến toàn thế giới. Bạn có nghĩ như vậy không?

Xăm hình đang trở nên quen thuộc với giới trẻ ngày nay, còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về những hình xăm?

Không có nhận xét nào

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.