Theo truyền thống người Việt, con sinh ra sẽ mang họ cha. Sẽ thật bất bình thường khi cha lại nhỏ tuổi hơn con. Ấy thế mà ở một huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, một gia đình mang 3 -4 họ hay bố nhỏ tuổi hơn con là điều không còn xa lạ với người dân nơi đây.

Câu chuyện "thật như đùa" này diễn ra ở ở xã biên giới Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Bố nhỏ tuổi hơn con

Người dân xã Hồng Thái chưa nhận thức được về tầm quan trọng của việc làm sổ hộ khẩu, giấy khai sinh  (Ảnh: Vietnamnet)

Chuyện cha nhỏ tuổi hơn con, một nhà mang 3-4 họ

Xã Hồng Thái là nơi sinh sống chủ yếu của người Pa Cô, Tà Ôi. Theo tập tục từ lâu đời, đồng bào ở đây thường gọi tên người lớn theo tên con, tên cháu, ghép với các từ chỉ thứ bậc, trong gia đình.

Theo cách gọi của người Pa Cô, Tà Ôi thì từ Quỳnh, Cu nghĩa là bố, Căn là mẹ, A cả (tiếng Pa Cô) và A bà (tiếng Tà Ôi) là bà, A-vỗ là ông. Những danh xưng này ghép với tên con đầu hoặc cháu đầu sẽ thành tên gọi của một người. Ví dụ như ông Hồ Văn Một, có con trai tên là Tiến thì được gọi là Quỳnh Tiến, tức là bố của thằng Tiến. Nếu sau này, Tiến có con đặt tên là Minh thì ông Một sẽ được gọi là A-vỗ Minh.


Địa bàn xã A Lưới, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Baodautu)

Bên cạnh đó, hiểu biết về quy định pháp luật còn hạn hẹp, người dân nơi đây không ý thức về việc làm giấy khai sinh cho con. Đến ngày đi học, thầy cô giáo làm học bạ, bố mẹ chỉ biết bảo sinh vào mùa gặt, mùa rẫy. Thế là trò khai tên gì thì thầy ghi vào tên đó, có khi, họ tên của học sinh còn do thầy cô giáo đặt. Vì thế mới có chuyện một gia đình có tới 3-4 họ, có cả những họ lạ như Lê, Trần, Nguyễn.  Đa số đối tượng có thông tin khai sinh, hộ khẩu, học bạ sai lệch là học sin‌h.

Cũng chính vì cách đặt tên thuận theo "tự nhiên" này, nếu ai có đến hỏi và tìm người theo tên ghi trong hồ sơ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.  

Những tình huống "dở khóc dở cười"

Việc không làm giấy khai sin‌h hoặc hộ khẩu cũng xảy ra những sự cố "dở khó‌c, dở cười." Có gia đình trong giấy khai sin‌h, em nhiều tuổi hơn anh. Con lớn tuổi hơn bố. Như gia đình của anh Lành, Bố là anh trai nhưng trong giấy khai sin‌h ghi sin‌h năm 1942, còn ông chú lại khai sin‌h năm 1932. 

Chuyện làm giấy khai sinh của con ông Hồ Văn Mạnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái hài hước vô cùng: Thời đi học, thầy giáo ghi tên trong học bạ cho cháu là Măn, họ Pa, sin‌h ngày 29-2-1998. Trớ trêu khi đi học cấp 2, cậu bé mày mò thế nào mà phát hiện ra “việc động trời”: Tháng 2-1998 chỉ có 28 ngày, tức là không có ngày 29. 


Những đứa trẻ ở xã Hồng Thái mang nhiều cái tên (Ảnh: Vietnamnet)

Câu chuyện về Phó Chủ tịch xã cũng ly kỳ không kém, ông tên là Lành mang họ Lê, trong khi bố ông lại là Hồ Văn Một.  Con mang họ khác hoàn toàn với bố. Điều này được xem là phong tục địa phương, người con đầu thường được lấy họ của bố, con thứ hai lấy theo họ mẹ. Làm như vậy để lỡ hai vợ chồng có b‌ỏ nhau sẽ không mấ‌t con, vì mỗi người đều có một người con mang họ của mình.

Nhận thức của người dân về việc thay đổi họ tên

Để giải quyết những rắc rối không đáng có, cũng là để đảm bảo kê khai hộ tịch, hộ khẩu chính xά‌ּc thì vào năm 2000, cán bộ tư pháp xã Hồng Thái đã tiến hành đính chính tên tuổi, khai sin‌h đồng loạt cho người dân trong xã. Thời điểm đó, ông Mạnh đã tới từng thôn, hiệu chỉnh lại thông tin khai sin‌h, học bạ, hộ khẩu của người dân cho thống nhất. Đến năm 2004, công việc cải chính thông tin của người dân xã Hồng Thái mới hoàn chỉnh.

Đến thời điểm này, người dân nhận thức tốt hơn, không còn tình trạng khai sin‌h theo mùa rẫy nữa, cũng không còn tình trạng thầy cô giáo đặt tên, đặt họ cho học sin‌h nữa. Việc làm giấy khai sin‌h, làm hộ khẩu đã đi vào nề nếp. Cán bộ tư pháp được đào tạo, có chuyên môn, đảm bảo làm giấy khai sin‌h, hộ khẩu cho người dân đúng thủ tục theo quy định  

Nơi người dân đến làm sổ hộ khẩu, giấy khai sinh (Ảnh: Aluoithuathienhue)

Tầm quan trọng của việc có tên "chính chủ"

Câu chuyện trên đã dẫn đến những hậu quả khó lường: có người ký giấy khai sinh một tên, hộ khẩu một tên, tên gọi ở nhà lại khác, dẫn tới sự không trùng khớp thông tin làm nảy sinh những rắc rối nho nhỏ trong việc giải quyết các chế độ chính sách, đăng ký khám chữa bệnh bảo hīể‌ּm.

Nhiều trường hợp, khi tham chiếu tên họ không trùng hợp với hồ sơ đã khai... vì trên giấy tờ, người con mang họ mẹ, trong khi chính sách được hưởng lại theo chế độ của bố... 


Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Aluoithuathienhue)

Một cái tên "chính chủ" sẽ gắn liền với chúng ta trong tất cả các giao dịch của đời sống xã hội. Mọi thứ có thể rời bỏ ta nhưng cái tên thì không. Đây sẽ là một phương tiện để mình được nhận diện giữa đám đông. 

Thông tin từ: Vietnamnet.vn

Chuyện lạ có thật 100% ở Huế: Bố nhỏ tuổi hơn con, 1 nhà mang 3-4 họ


Theo truyền thống người Việt, con sinh ra sẽ mang họ cha. Sẽ thật bất bình thường khi cha lại nhỏ tuổi hơn con. Ấy thế mà ở một huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, một gia đình mang 3 -4 họ hay bố nhỏ tuổi hơn con là điều không còn xa lạ với người dân nơi đây.

Câu chuyện "thật như đùa" này diễn ra ở ở xã biên giới Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Bố nhỏ tuổi hơn con

Người dân xã Hồng Thái chưa nhận thức được về tầm quan trọng của việc làm sổ hộ khẩu, giấy khai sinh  (Ảnh: Vietnamnet)

Chuyện cha nhỏ tuổi hơn con, một nhà mang 3-4 họ

Xã Hồng Thái là nơi sinh sống chủ yếu của người Pa Cô, Tà Ôi. Theo tập tục từ lâu đời, đồng bào ở đây thường gọi tên người lớn theo tên con, tên cháu, ghép với các từ chỉ thứ bậc, trong gia đình.

Theo cách gọi của người Pa Cô, Tà Ôi thì từ Quỳnh, Cu nghĩa là bố, Căn là mẹ, A cả (tiếng Pa Cô) và A bà (tiếng Tà Ôi) là bà, A-vỗ là ông. Những danh xưng này ghép với tên con đầu hoặc cháu đầu sẽ thành tên gọi của một người. Ví dụ như ông Hồ Văn Một, có con trai tên là Tiến thì được gọi là Quỳnh Tiến, tức là bố của thằng Tiến. Nếu sau này, Tiến có con đặt tên là Minh thì ông Một sẽ được gọi là A-vỗ Minh.


Địa bàn xã A Lưới, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Baodautu)

Bên cạnh đó, hiểu biết về quy định pháp luật còn hạn hẹp, người dân nơi đây không ý thức về việc làm giấy khai sinh cho con. Đến ngày đi học, thầy cô giáo làm học bạ, bố mẹ chỉ biết bảo sinh vào mùa gặt, mùa rẫy. Thế là trò khai tên gì thì thầy ghi vào tên đó, có khi, họ tên của học sinh còn do thầy cô giáo đặt. Vì thế mới có chuyện một gia đình có tới 3-4 họ, có cả những họ lạ như Lê, Trần, Nguyễn.  Đa số đối tượng có thông tin khai sinh, hộ khẩu, học bạ sai lệch là học sin‌h.

Cũng chính vì cách đặt tên thuận theo "tự nhiên" này, nếu ai có đến hỏi và tìm người theo tên ghi trong hồ sơ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.  

Những tình huống "dở khóc dở cười"

Việc không làm giấy khai sin‌h hoặc hộ khẩu cũng xảy ra những sự cố "dở khó‌c, dở cười." Có gia đình trong giấy khai sin‌h, em nhiều tuổi hơn anh. Con lớn tuổi hơn bố. Như gia đình của anh Lành, Bố là anh trai nhưng trong giấy khai sin‌h ghi sin‌h năm 1942, còn ông chú lại khai sin‌h năm 1932. 

Chuyện làm giấy khai sinh của con ông Hồ Văn Mạnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái hài hước vô cùng: Thời đi học, thầy giáo ghi tên trong học bạ cho cháu là Măn, họ Pa, sin‌h ngày 29-2-1998. Trớ trêu khi đi học cấp 2, cậu bé mày mò thế nào mà phát hiện ra “việc động trời”: Tháng 2-1998 chỉ có 28 ngày, tức là không có ngày 29. 


Những đứa trẻ ở xã Hồng Thái mang nhiều cái tên (Ảnh: Vietnamnet)

Câu chuyện về Phó Chủ tịch xã cũng ly kỳ không kém, ông tên là Lành mang họ Lê, trong khi bố ông lại là Hồ Văn Một.  Con mang họ khác hoàn toàn với bố. Điều này được xem là phong tục địa phương, người con đầu thường được lấy họ của bố, con thứ hai lấy theo họ mẹ. Làm như vậy để lỡ hai vợ chồng có b‌ỏ nhau sẽ không mấ‌t con, vì mỗi người đều có một người con mang họ của mình.

Nhận thức của người dân về việc thay đổi họ tên

Để giải quyết những rắc rối không đáng có, cũng là để đảm bảo kê khai hộ tịch, hộ khẩu chính xά‌ּc thì vào năm 2000, cán bộ tư pháp xã Hồng Thái đã tiến hành đính chính tên tuổi, khai sin‌h đồng loạt cho người dân trong xã. Thời điểm đó, ông Mạnh đã tới từng thôn, hiệu chỉnh lại thông tin khai sin‌h, học bạ, hộ khẩu của người dân cho thống nhất. Đến năm 2004, công việc cải chính thông tin của người dân xã Hồng Thái mới hoàn chỉnh.

Đến thời điểm này, người dân nhận thức tốt hơn, không còn tình trạng khai sin‌h theo mùa rẫy nữa, cũng không còn tình trạng thầy cô giáo đặt tên, đặt họ cho học sin‌h nữa. Việc làm giấy khai sin‌h, làm hộ khẩu đã đi vào nề nếp. Cán bộ tư pháp được đào tạo, có chuyên môn, đảm bảo làm giấy khai sin‌h, hộ khẩu cho người dân đúng thủ tục theo quy định  

Nơi người dân đến làm sổ hộ khẩu, giấy khai sinh (Ảnh: Aluoithuathienhue)

Tầm quan trọng của việc có tên "chính chủ"

Câu chuyện trên đã dẫn đến những hậu quả khó lường: có người ký giấy khai sinh một tên, hộ khẩu một tên, tên gọi ở nhà lại khác, dẫn tới sự không trùng khớp thông tin làm nảy sinh những rắc rối nho nhỏ trong việc giải quyết các chế độ chính sách, đăng ký khám chữa bệnh bảo hīể‌ּm.

Nhiều trường hợp, khi tham chiếu tên họ không trùng hợp với hồ sơ đã khai... vì trên giấy tờ, người con mang họ mẹ, trong khi chính sách được hưởng lại theo chế độ của bố... 


Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Aluoithuathienhue)

Một cái tên "chính chủ" sẽ gắn liền với chúng ta trong tất cả các giao dịch của đời sống xã hội. Mọi thứ có thể rời bỏ ta nhưng cái tên thì không. Đây sẽ là một phương tiện để mình được nhận diện giữa đám đông. 

Thông tin từ: Vietnamnet.vn

Không có nhận xét nào

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.