Vấn đề không khí bị ô nhiễm luôn khiến nhiều người quan tâm, vì sao không khí bị ô nhiễm thì không ít người đã đưa ra được câu trả lời. Thế nhưng, trong lớp mờ đặc, mù quánh ấy lại tồn tại ti tỉ những hạt bụi làm ô nhiễm không khí thì không nhiều người biết.
Và yếu tố làm không khí nhiễm bẩn chính là chứa bụi mịn PM2.5, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bầu không khí trở nên ô nhiễm hơn.
Bụi mịn là gì? và chúng tồn tại trong không khí sẽ gây hại gì đối với sức khỏe con người
Bụi mịn là gì?
Một hỗn hợp bao gồm nhiều hạt vô cơ, hữu cơ ở trạng thái lỏng hoặc rắn có trọng lượng vô cùng nhẹ có thể bay trong không khí được gọi là bụi. Bụi và những hợp chất tồn tại trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu pm.
Bụi mịn không bổ một tí nào
3 loại hạt bụi có kích thước siêu vi được nhắc đến nhiều chính là:
- PM10: Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10µm.
- PM2.5: Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm.
- PM1.0: Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1µm.
(µm là đơn vị đo)
Trong đó, bụi mịn PM10 và PM2.5 được sinh ra dựa vào các hoạt động của con người như: Hút thuốc, bụi từ đường phố, khói thải từ nhà máy công nghiệp, đốt than củi,...Một số nguyên nhân khác bắt nguồn từ tự nhiên như: Bão cát, lốc xoáy, cháy rừng,...
Bụi pm 2.5 là gì?
Mô phỏng bụi mịn pm2.5
Theo như các nhà khoa học đưa ra bụi mịn pm2.5 là những hạt bụi nhỏ li ti có kích thước 2,5 micron trở xuống để dễ hình dung thì chúng ta cứ tưởng tượng hạt bụi này nhỏ hơn gấp 30 lần so với một sợi tóc thông thường. Chúng được hình thành dựa trên những chất như: nitơ, carbon, bụi khoáng và các hợp chất kim loại khác.
Lượng bụi mịn pm2.5 tồn tại trong không khí càng nhiều thì ô nhiễm càng nghiêm trọng.
Bụi mịn gây hại như thế nào tới sức khỏe?
Những hạt bụi siêu mịn tồn tại không không khí, khi con người hít thở chúng sẽ di chuyển vào hệ hô hấp, tùy thuộc vào từng loại kích thước của hạt bụi mà chúng sẽ tồn tại ở những nơi khác nhau trong cơ thể như: Bụi mịn pm 1.0 có thể tích tụ ở trên phổi, bụi mịn pm2.5 có thể đi sau vào các cơ quan khác mà không chỉ dừng lại ở phổi như hệ tuần hoàn máu của con người.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC và Tổ chức Y tế thế giới WHO còn cho thấy việc ô nhiễm không khí diễn ra sẽ đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trong vài năm đổ lại đây.
Ở mức độ bình thường, bụi mịn sẽ khiến con người cảm thấy khó chịu, hô hấp không thông, gây ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,...Lượng bụi tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng hơn như: bệnh về tuần hoàn máu, ung thư, hô hấp,...
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe đối với việc khói bụi ô nhiễm không khí diễn ra
Một số giải pháp đưa ra trong thời kỳ ô nhiễm không khí nhằm hạn chế việc tiếp xúc với bụi mịn và các thành phần xấu trong không khí bẩn đó là sử dụng khẩu trang, máy lọc không khí, trồng cây,...
Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp bảo vệ đường hô hấp
Việc trồng cây để bảo vệ môi trường đã và luôn được khuyến khích kêu gọi, mặc dù trước đó nhiều người còn thờ ơ về vấn đề này nhưng khi đối mặt với các hiểm họa khôn lường thì mới bắt đầu nhận ra ý nghĩa lớn lao của cây xanh và môi trường xanh sạch là gì. Thế nhưng, dù cho có hơi muộn nhưng việc trồng cây sẽ là điều vô cùng có ích cho chúng ta của hiện tại và con cháu sau này.
Khẩu trang là biện pháp được người dân sử dụng thường xuyên, có rất nhiều loại khẩu trang được sản xuất ra để phù hợp với việc bảo vệ con người hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Bên cạnh đó các loại công nghệ như máy lọc không khí cũng được săn đón vì chúng có chức năng như cái tên của mình là lọc khí và trả lại cho không gian sống một lượng khí an toàn.
Việc chọn lựa sống trong môi trường trong sạch hay ô nhiễm là lựa chọn ở mỗi người
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sống trong môi trường thoáng mát, nhiều cây xanh, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, nâng cao hệ miễn dịch bằng việc bổ sung nhiều dưỡng chất cùng lối sống lành mạnh.
Vừa rồi là những thông tin về Bụi mịn là gì? Tác hại không ngờ của bụi mịn đến sức khỏe, hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể bổ sung một lượng kiến thức bổ ích cho mình.
Không có nhận xét nào
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.