“Nàng Lọ Lem” Jenny Tạ là ai?

Nhắc đến Jenny Tạ là nhắc đến một minh chứng điển hình cho triệu phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Người phụ nữ gốc Việt không hề được sinh ra trong một gia đình no ấm hay có nền tảng kinh doanh nhưng bằng nỗ lực và ý chí của bản thân, cô đã xây dựng được cho mình một đế chế  riêng được nhiều người nể phục.

Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, học hỏi và liều lĩnh, Jenny Tạ đã trở thành triệu phú ở tuổi 27. Và ngay ở cả một thị trường phố Wall nơi mà nam giới chiếm ưu thế về cả chất và lượng thì Jenny Tạ lại là một trong những người phụ nữ ngoại lệ có khả năng khiến nhiều người khác phải nể phục.

Jenny Tạ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trong bài phỏng vấn của Huff Post năm 2015, cô từng chia sẻ rằng bố của mình là một tù nhân trong chiến trang tại Việt Nam vì thế mà Jenny chưa từng một lần được nhìn thấy mặt bố. Hai anh em Jenny đều được một tay mẹ khi đó nuôi nấng, chăm sóc.

Vào  năm Jenny 5 tuổi, ba mẹ con cô đã trốn khỏi Việt Nam bằng một chiếc thuyền đánh cá và sống tại trại tị nạn ở Hồng Kông suốt 3 năm sau đó rồi mới chuyển đến Mỹ. Thế nhưng cuộc sống tại xứ người cũng chẳng thể khá khẩm hơn khi Jenny thừa nhận được nuôi lớn nhờ những đồng tiền trợ cấp và toàn bộ quần áo đều được lấy từ tổ chức từ thiện.

Đối với một cô bé còn chưa đến 10 tuổi thì việc thích nghi với môi trường sống mới lại càng là một thử thách lớn mà ngôn ngữ chính là một trong những chướng ngại vật. Trong một lần chia sẻ với CNN Business, Jenny Tạ có từng nói: “Lúc đó tôi không biết nói tiếng Anh và trở thành trò cười ở trường học. Đã có những lúc tôi gục ngã và định từ bỏ. Thế nhưng bây giờ nhìn lại, tôi đã tự hỏi bản thân tại sao khi ấy không mạnh mẽ hơn”.

Có thể nói rằng chính những khó khăn mà Jenny Tạ gặp phải khi còn nhỏ đã hun đúc khát vọng làm giàu ở cô. Và đó cũng là lý do vì sao mà bạn bè của Jenny khi đó thường giải trí bằng việc đi nhảy hay chơi bowling thì cô lại vùi mình trong sách vở: “99% thời gian tôi dành để học” – Jenny nói.

Nung nấu ý định kiếm được tiền sớm nhất có thể, khi lên đại học, Jenny đã chọn ngành mà vào thời điểm đó đang là “mốt”: Hệ thống Quản lý thông tin. Và với khả năng vượt trội về những con số, Jenny không chỉ hoàn thành sớm quá trình học cấp 3 mà còn lấy được tấm bằng ở đại học Bang California chỉ trong 3 năm, nhanh hơn 1 năm so với người khác.

Công việc đầu tiên mà Jenny có được khi 21 tuổi đó là thư ký kế toán với mức lương 10 USD (khoảng 23 nghìn đồng)/giờ tại công ty chứng khoán Shearson Lehman. Được chứng kiến quy mô giao dịch khổng lồ tại phố Wall mỗi ngày, Jenny đã vạch rõ một con tương lai của mình là mở một công ty chứng khoán riêng. Và thế là chỉ 4 năm sau khi bước chân ra xã hội, Jenny đã thành lập công ty riêng có tên Vantage Investment.

Có khát vọng và đủ sự liều lĩnh thế nhưng cũng như bao người trẻ start-up khác, cái mà Jenny Tạ thiếu khi đó chính là tuổi đời và kinh nghiệm thương trường. Chỉ không lâu sau khi thành lập Vantage Investment, Jenny đã gặp khó khăn khi liên tục thua lỗ mỗi tháng. Cô đã phải vay mượn của mẹ 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng) với hi vọng xoay chuyển tình thế.

Bình tĩnh và sáng suốt hơn, Jenny đã cẩn trọng trong phân tích thị trường và chỉ 2 tháng sau, mọi thứ tiến triển một cách tốt đẹp hơn. Cô đã thành công rồi khoản vay của mẹ cũng được hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

Ở thời điểm Vantage Investment đang thăng hoa nhất, Jenny Tạ đã có quyết định bán lại nó để thu về khoản lợi nhuận hàng triệu đô. Sau đó, cô dành thời gian để lấy tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại đại học Fresno trước khi thành lập công ty chứng khoán thứ 2 là Titan Securities.

Bằng kinh nghiệm đã được tích lũy từ chính thất bại của mình, Jenny Tạ đã vận hành Titan Securities vô cùng thành công. Nửa năm sau đó, “đứa con cưng” thứ hai của cô đã được ngỏ lời mua lại với giá “không thể chối từ”. Với quyết định bán lại, Jenny Tạ lúc đó đã có trong tay tổng tài sản lên đến 250 triệu USD (hơn 5,7 nghìn tỷ đồng) và trở thành nữ triệu phú gốc Việt đầu tiên tại phố Wall.

Jenny Tạ khiến không ít người phải khâm phục khi ở tuổi 29 đã có thể tự tin tuyên bố có thể nghỉ hưu sớm và sống an nhàn đến già với số tài sản của mình. Tuy nhiên là một phụ nữ mang trong mình hoài bão lớn lao, cô đã viết tiếp chuỗi thành công của mình bằng việc lấn sân sang lĩnh vực truyền thông xã hội.

Sqeeqee.com của Jenny Tạ ra đời, trở thành công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh ra Social Networthing mà hiểu nôm na là MXH giúp gắn kết mọi người và tìm kiếm lợi nhuận. Chỉ sau vài ngày, lượng người đăng kí trên Sqeeqee.com đã lên đến 25.000 người.

Không ngần ngại đụng độ nhiều “ông lớn” khi đó như Twitter hay Facebook, Jenny Tạ tin tưởng vào bản lĩnh và kinh nghiệm thương trường của mình sẽ giúp cô tìm được chỗ đứng. Và nỗ lực đã được đền đáp bằng chính thành công khi Sqeeqee được giới chuyên gia định giá trên 1 tỷ USD (23 nghìn tỷ đồng).

Jenny Tạ đã cho ra mắt cuốn sách có tên Wall Street Cinderella, không chỉ ví mình là nàng Lọ Lem của phố Wall mà cô còn đưa ra rất nhiều bài học, lời khuyên trong đó. Tuy nhiên đối với nhiều người, có lẽ Jenny Tạ cũng không giống Cinderella cho lắm. Có thể bởi vì nàng Lọ Lem đã phải chờ hoàng tử của đời mình để xoay chuyển số phận còn đối với Jenny Tạ, cô hoàn toàn trông cậy vào chính bản thân để có được địa vị ngày hôm nay.

“Nàng Lọ Lem” Jenny Tạ là ai?

“Nàng Lọ Lem” Jenny Tạ là ai?

Nhắc đến Jenny Tạ là nhắc đến một minh chứng điển hình cho triệu phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Người phụ nữ gốc Việt không hề được sinh ra trong một gia đình no ấm hay có nền tảng kinh doanh nhưng bằng nỗ lực và ý chí của bản thân, cô đã xây dựng được cho mình một đế chế  riêng được nhiều người nể phục.

Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, học hỏi và liều lĩnh, Jenny Tạ đã trở thành triệu phú ở tuổi 27. Và ngay ở cả một thị trường phố Wall nơi mà nam giới chiếm ưu thế về cả chất và lượng thì Jenny Tạ lại là một trong những người phụ nữ ngoại lệ có khả năng khiến nhiều người khác phải nể phục.

Jenny Tạ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trong bài phỏng vấn của Huff Post năm 2015, cô từng chia sẻ rằng bố của mình là một tù nhân trong chiến trang tại Việt Nam vì thế mà Jenny chưa từng một lần được nhìn thấy mặt bố. Hai anh em Jenny đều được một tay mẹ khi đó nuôi nấng, chăm sóc.

Vào  năm Jenny 5 tuổi, ba mẹ con cô đã trốn khỏi Việt Nam bằng một chiếc thuyền đánh cá và sống tại trại tị nạn ở Hồng Kông suốt 3 năm sau đó rồi mới chuyển đến Mỹ. Thế nhưng cuộc sống tại xứ người cũng chẳng thể khá khẩm hơn khi Jenny thừa nhận được nuôi lớn nhờ những đồng tiền trợ cấp và toàn bộ quần áo đều được lấy từ tổ chức từ thiện.

Đối với một cô bé còn chưa đến 10 tuổi thì việc thích nghi với môi trường sống mới lại càng là một thử thách lớn mà ngôn ngữ chính là một trong những chướng ngại vật. Trong một lần chia sẻ với CNN Business, Jenny Tạ có từng nói: “Lúc đó tôi không biết nói tiếng Anh và trở thành trò cười ở trường học. Đã có những lúc tôi gục ngã và định từ bỏ. Thế nhưng bây giờ nhìn lại, tôi đã tự hỏi bản thân tại sao khi ấy không mạnh mẽ hơn”.

Có thể nói rằng chính những khó khăn mà Jenny Tạ gặp phải khi còn nhỏ đã hun đúc khát vọng làm giàu ở cô. Và đó cũng là lý do vì sao mà bạn bè của Jenny khi đó thường giải trí bằng việc đi nhảy hay chơi bowling thì cô lại vùi mình trong sách vở: “99% thời gian tôi dành để học” – Jenny nói.

Nung nấu ý định kiếm được tiền sớm nhất có thể, khi lên đại học, Jenny đã chọn ngành mà vào thời điểm đó đang là “mốt”: Hệ thống Quản lý thông tin. Và với khả năng vượt trội về những con số, Jenny không chỉ hoàn thành sớm quá trình học cấp 3 mà còn lấy được tấm bằng ở đại học Bang California chỉ trong 3 năm, nhanh hơn 1 năm so với người khác.

Công việc đầu tiên mà Jenny có được khi 21 tuổi đó là thư ký kế toán với mức lương 10 USD (khoảng 23 nghìn đồng)/giờ tại công ty chứng khoán Shearson Lehman. Được chứng kiến quy mô giao dịch khổng lồ tại phố Wall mỗi ngày, Jenny đã vạch rõ một con tương lai của mình là mở một công ty chứng khoán riêng. Và thế là chỉ 4 năm sau khi bước chân ra xã hội, Jenny đã thành lập công ty riêng có tên Vantage Investment.

Có khát vọng và đủ sự liều lĩnh thế nhưng cũng như bao người trẻ start-up khác, cái mà Jenny Tạ thiếu khi đó chính là tuổi đời và kinh nghiệm thương trường. Chỉ không lâu sau khi thành lập Vantage Investment, Jenny đã gặp khó khăn khi liên tục thua lỗ mỗi tháng. Cô đã phải vay mượn của mẹ 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng) với hi vọng xoay chuyển tình thế.

Bình tĩnh và sáng suốt hơn, Jenny đã cẩn trọng trong phân tích thị trường và chỉ 2 tháng sau, mọi thứ tiến triển một cách tốt đẹp hơn. Cô đã thành công rồi khoản vay của mẹ cũng được hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

Ở thời điểm Vantage Investment đang thăng hoa nhất, Jenny Tạ đã có quyết định bán lại nó để thu về khoản lợi nhuận hàng triệu đô. Sau đó, cô dành thời gian để lấy tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại đại học Fresno trước khi thành lập công ty chứng khoán thứ 2 là Titan Securities.

Bằng kinh nghiệm đã được tích lũy từ chính thất bại của mình, Jenny Tạ đã vận hành Titan Securities vô cùng thành công. Nửa năm sau đó, “đứa con cưng” thứ hai của cô đã được ngỏ lời mua lại với giá “không thể chối từ”. Với quyết định bán lại, Jenny Tạ lúc đó đã có trong tay tổng tài sản lên đến 250 triệu USD (hơn 5,7 nghìn tỷ đồng) và trở thành nữ triệu phú gốc Việt đầu tiên tại phố Wall.

Jenny Tạ khiến không ít người phải khâm phục khi ở tuổi 29 đã có thể tự tin tuyên bố có thể nghỉ hưu sớm và sống an nhàn đến già với số tài sản của mình. Tuy nhiên là một phụ nữ mang trong mình hoài bão lớn lao, cô đã viết tiếp chuỗi thành công của mình bằng việc lấn sân sang lĩnh vực truyền thông xã hội.

Sqeeqee.com của Jenny Tạ ra đời, trở thành công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh ra Social Networthing mà hiểu nôm na là MXH giúp gắn kết mọi người và tìm kiếm lợi nhuận. Chỉ sau vài ngày, lượng người đăng kí trên Sqeeqee.com đã lên đến 25.000 người.

Không ngần ngại đụng độ nhiều “ông lớn” khi đó như Twitter hay Facebook, Jenny Tạ tin tưởng vào bản lĩnh và kinh nghiệm thương trường của mình sẽ giúp cô tìm được chỗ đứng. Và nỗ lực đã được đền đáp bằng chính thành công khi Sqeeqee được giới chuyên gia định giá trên 1 tỷ USD (23 nghìn tỷ đồng).

Jenny Tạ đã cho ra mắt cuốn sách có tên Wall Street Cinderella, không chỉ ví mình là nàng Lọ Lem của phố Wall mà cô còn đưa ra rất nhiều bài học, lời khuyên trong đó. Tuy nhiên đối với nhiều người, có lẽ Jenny Tạ cũng không giống Cinderella cho lắm. Có thể bởi vì nàng Lọ Lem đã phải chờ hoàng tử của đời mình để xoay chuyển số phận còn đối với Jenny Tạ, cô hoàn toàn trông cậy vào chính bản thân để có được địa vị ngày hôm nay.

Không có nhận xét nào

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.