Dựng rạp đám cưới giữa đường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền

Kể từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Nghị định mới có thêm nhiều quy định khiến người dân cảm thấy bất ngờ, trong đó có cả việc dựng rạp, bày biện đồ vật ra lòng đường.


Việc chiếm dụng lòng đường để dựng rạp có thể sẽ phải nộp phạt từ 1/1/2020 (Ảnh minh họa: Kiến thức)

Dựng rạp đám cưới ra giữa đường có thể bị phạt tới 3 triệu đồng

Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 12 của Nghị định, cá nhân phải chịu mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tổ chức chịu mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm dưới đây: 

a, Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

b, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.


Các cá nhân sẽ phải nộp phạt từ 2 - 3 triệu đồng nếu như dựng rạp ra đường (Ảnh minh họa: Kinh tế xã hội)

c, Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.

d, Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.


Ngoài nộp phạt hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm buộc phải tháo dỡ công trình trái phép (Ảnh minh họa: Báo Long An)

Ngoài ra, với các hành vi dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, Khoản 6, Điều 12 của Nghị định 100 quy định mức phạt sẽ từ 4 - 6 triệu đồng đối với các cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng với các tổ chức có sai phạm.

Ngoài việc nộp phạt hành chính, các cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm còn buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

CĐM: "Cả đời mới có một lần mà cũng bị phạt"

Quy định nói trên nhanh chóng thu hút sự chú ý không nhỏ của cộng đồng mạng, đồng thời nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Phần đông mọi người đều ủng hộ nghị định này và cho rằng cần phải có biện pháp xử phạt mạnh tay để các gia đình không lấn chiếm lòng đường nữa. Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến cho rằng cả đời mới cưới một lần, bởi vậy mà họ cũng chỉ muốn "nhờ" ngoài đường một chút mà thôi.


CĐM bày tỏ ý kiến về quy định nói trên (Ảnh chụp màn hình)

"Xử phạt là đúng. Mỗi lần đi qua nhà có đám cưới, ngồi ăn uống nhậu nhẹt làm tắc cả đường đi bực mình chết"

"Các ông cứ nghĩ được việc nhà mình, nhưng mà người đi đường qua bực mình lắm ấy chứ. Phạt cho chừa."

"Thực ra nếu ngồi gọn chút thì vẫn có thể thông cảm cho nhà người ta được, vì cả đời người ta mới tổ chức cưới một lần."

Đi xe đạp không phanh cũng bị phạt tiền

Nghị định 100/2019 cũng có thêm các quy định đối với người đi xe đạp và khác hẳn so với Nghị định 46 năm 2016.


Từ 1/1/2020, người điều khiển xe đạp không có hệ thống phanh sẽ bị xử phạt tới 300.000 đồng (Ảnh minh họa: Xã luận)

Điểm a, Khoản 2, Điều 18 quy định người đi xe đạp sẽ bị phạt từ 200.000 - 300.000 đồng nếu sử dụng các phương tiện không có hệ thống hãm, hoặc có nhưng không có tác dụng hãm. Quy định này là phần mới được đưa ra trong Nghị định mới được thông qua năm 2019.


Rất nhiều các quy định mới dành cho người đi xe đạp gây chú ý (Ảnh minh họa: Người Đưa tin)

Ngoài ra, điểm a, Khoản 1, Điều 8 quy định người đi xe đạp nếu như không di chuyển về bên phải theo chiều của mình hay không đi đúng phần đường quy định sẽ phải nộp phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Mức phạt này tăng lên so với trước đây là chỉ từ 50.000 - 60.000 đồng.

Với các hành vi đi xe đạp vượt đèn đỏ, các cá nhân đi xe đạp sẽ phải nộp phạt từ 100.000 - 200.000 đồng theo điểm đ, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tổng hợp

Dựng rạp đám cưới giữa đường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền

Dựng rạp đám cưới giữa đường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền

Kể từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Nghị định mới có thêm nhiều quy định khiến người dân cảm thấy bất ngờ, trong đó có cả việc dựng rạp, bày biện đồ vật ra lòng đường.


Việc chiếm dụng lòng đường để dựng rạp có thể sẽ phải nộp phạt từ 1/1/2020 (Ảnh minh họa: Kiến thức)

Dựng rạp đám cưới ra giữa đường có thể bị phạt tới 3 triệu đồng

Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 12 của Nghị định, cá nhân phải chịu mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tổ chức chịu mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm dưới đây: 

a, Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

b, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.


Các cá nhân sẽ phải nộp phạt từ 2 - 3 triệu đồng nếu như dựng rạp ra đường (Ảnh minh họa: Kinh tế xã hội)

c, Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.

d, Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.


Ngoài nộp phạt hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm buộc phải tháo dỡ công trình trái phép (Ảnh minh họa: Báo Long An)

Ngoài ra, với các hành vi dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, Khoản 6, Điều 12 của Nghị định 100 quy định mức phạt sẽ từ 4 - 6 triệu đồng đối với các cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng với các tổ chức có sai phạm.

Ngoài việc nộp phạt hành chính, các cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm còn buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

CĐM: "Cả đời mới có một lần mà cũng bị phạt"

Quy định nói trên nhanh chóng thu hút sự chú ý không nhỏ của cộng đồng mạng, đồng thời nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Phần đông mọi người đều ủng hộ nghị định này và cho rằng cần phải có biện pháp xử phạt mạnh tay để các gia đình không lấn chiếm lòng đường nữa. Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến cho rằng cả đời mới cưới một lần, bởi vậy mà họ cũng chỉ muốn "nhờ" ngoài đường một chút mà thôi.


CĐM bày tỏ ý kiến về quy định nói trên (Ảnh chụp màn hình)

"Xử phạt là đúng. Mỗi lần đi qua nhà có đám cưới, ngồi ăn uống nhậu nhẹt làm tắc cả đường đi bực mình chết"

"Các ông cứ nghĩ được việc nhà mình, nhưng mà người đi đường qua bực mình lắm ấy chứ. Phạt cho chừa."

"Thực ra nếu ngồi gọn chút thì vẫn có thể thông cảm cho nhà người ta được, vì cả đời người ta mới tổ chức cưới một lần."

Đi xe đạp không phanh cũng bị phạt tiền

Nghị định 100/2019 cũng có thêm các quy định đối với người đi xe đạp và khác hẳn so với Nghị định 46 năm 2016.


Từ 1/1/2020, người điều khiển xe đạp không có hệ thống phanh sẽ bị xử phạt tới 300.000 đồng (Ảnh minh họa: Xã luận)

Điểm a, Khoản 2, Điều 18 quy định người đi xe đạp sẽ bị phạt từ 200.000 - 300.000 đồng nếu sử dụng các phương tiện không có hệ thống hãm, hoặc có nhưng không có tác dụng hãm. Quy định này là phần mới được đưa ra trong Nghị định mới được thông qua năm 2019.


Rất nhiều các quy định mới dành cho người đi xe đạp gây chú ý (Ảnh minh họa: Người Đưa tin)

Ngoài ra, điểm a, Khoản 1, Điều 8 quy định người đi xe đạp nếu như không di chuyển về bên phải theo chiều của mình hay không đi đúng phần đường quy định sẽ phải nộp phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Mức phạt này tăng lên so với trước đây là chỉ từ 50.000 - 60.000 đồng.

Với các hành vi đi xe đạp vượt đèn đỏ, các cá nhân đi xe đạp sẽ phải nộp phạt từ 100.000 - 200.000 đồng theo điểm đ, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tổng hợp

Không có nhận xét nào

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.